Ảnh minh họa: Getty Images
Khi iPhone ra mắt, không ai nghĩ nó có thể trở nên phổ biến tới vậy, giúp Apple một bước tới đỉnh vinh quang, tái thiết lập các ngành công nghiệp và thay đổi thế giới. Rất có thể, bạn đang đọc bài báo này trên iPhone.
Chiếc iPhone đầu tiên xuất hiện năm 2007 nhưng vào cuối thập kỷ, nó vẫn chỉ là một sản phẩm ngách, phân phối qua một nhà mạng và nhằm vào người yêu công nghệ mới. Nếu quý I/2010, Apple chỉ bán được 8,7 triệu iPhone thì 8 năm sau, doanh số là 47 triệu.
Theo thống kê chính thức của Apple, công ty bán được ít nhất 1,4 tỷ iPhone trong thập kỷ và có lẽ sẽ tiệm cận 1,6 tỷ khi năm 2019 kết thúc. Hơn 900 triệu iPhone đang được sử dụng. Dù doanh số iPhone kém hơn đối thủ Android, các cuộc chiến pháp lý với Samsung chỉ ra Google và đối tác lấy nhiều cảm hứng từ smartphone của Apple.
iPhone cũng thay đổi vận mệnh của “táo khuyết”. Trong 10 năm, Apple chuyển từ công ty máy tính lớn sang siêu doanh nghiệp 1 nghìn tỷ USD với 137.000 nhân viên toàn thời gian, hoạt động khắp toàn cầu.
Gene Munster, nhà sáng lập Loup Ventures kiêm nhà phân tích lâu năm, đánh giá iPhone là sản phẩm công nghệ có ảnh hưởng to lớn nhất trong thập kỷ vừa qua.
![]() |
Ảnh: Getty Images |
iPhone gắn bó chặt chẽ với cuộc sống vì nó thay thế quá nhiều thiết bị khác. Thay vì lịch, sổ ghi chú, báo thức, thiết bị GPS, máy nghe nhạc, đèn pin, bạn chỉ cần iPhone. Nhà phân tích Jeff Kagan nói rằng nếu 15 năm trước, chúng ta dùng điện thoại để gọi điện thì nay, nó được dùng cho mọi thứ.
Có lẽ, ví dụ xuất sắc nhất cho sức mạnh chuyển đổi của iPhone chính là thứ nó đã làm với camera. Theo dữ liệu từ HIệp hội Sản phẩm hình ảnh và camera, năm 2010, có 109 triệu camera bỏ túi được bán ra. Năm 2018, chỉ có 9 triệu máy được tiêu thụ. Một số sản phẩm biến mất hoàn toàn khỏi thị trường.
![]() |
Ảnh: Getty Images |
iPhone hủy diệt nhiều ngành công nghiệp nhưng đồng thời mở ra không ít ngành mới. Các hãng taxi công nghệ như Lyft, Uber có giá trị gộp hơn 60 tỷ USD và tồn tại chỉ nhờ vào kết nối không dây, GPS trong iPhone.
Instagram, Google Maps, Waze, Grubhub… đều ra đời và ăn nên làm ra nhờ iPhone. NFC giúp mobile banking trở thành sự thật. Tiêu thụ nội dung chính là tiêu thụ video. YouTube không thể lớn mạnh nếu thiếu iPhone.
iPhone và App Store cũng là một mảng kinh doanh khổng lồ và giúp nhà phát triển bán hàng cho hàng trăm triệu người dùng trên thế giới. Vào tháng 1, Apple cho biết các lập trình viên trên nền tảng App Store đã kiếm được 120 tỷ USD kể từ khi chợ ứng dụng phát hành năm 2008.
![]() |
Ảnh: Getty Images |
Bản thân iPhone cũng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đầu thập kỷ, iPhone mạnh nhất là iPhone 3G, phiên bản thứ hai của thiết bị, dùng CPU Samsung một lõi 412MHz. iPhone 11 Pro, thế hệ mới nhất, trang bị chip Apple tự thiết kế gồm 6 lõi với tốc độ tối đa 2.65GHz. iPhone hiện nay còn chạy ngang ngửa laptop.
Màn hình đạt tới đẳng cấp mới. iPhone 2010 dùng màn hình 3.5 inch 153.000 điểm ảnh, iPhone mới dùng màn hình 6.5 inch với hơn 2,6 triệu điểm ảnh.
" alt=""/>iPhone 10 năm nhìn lại: Điều kỳ diệu của Apple ra đời như thế và thay đổi thế giới ra sao?Chiếc ô tô mà ta vẫn gọi quen miệng là “xế hộp”, đơn giản vì khi ở trong xe, chúng ta được bảo vệ kín mít như trong một chiếc hộp di động vậy. Quả thật, kể từ khi những chiếc ô tô ra đời đến nay đã hơn trăm năm, sự an toàn và tiện nghi xe hơi đem tới cho con người ngày một nhiều hơn.
![]() |
Cửa sổ "chết" (vị trí khoanh đỏ) trên Honda City |
Để đảm bảo yếu tố che mưa nắng và tăng sự hưởng thụ cho con người, cửa kính ô tô đã dần trở thành một trang bị quan trọng, từ dòng xe sedan, SUV cho tới mui trần.
Có nhiều người từng thắc mắc vì sao ở hàng ghế thứ 2, cửa sổ lại chia làm đôi và chiếc cửa sổ nhỏ ở gần cột C thường cố định, không thể hạ xuống.
Lời giải thích khá đơn giản, đó là do thiết kế của xe và nguyên lý hoạt động lên xuống cửa kính ôtô. Cửa kính ôtô lên xuống được là nhờ chuyển động tịnh tiến trên hai đường ray song song nằm bên trong cửa xe.
![]() |
Chuyển động tịnh tiến của kính bị giới hạn trong ô hình thang như trong ảnh |
Để kính cửa sổ đi lên, xuống thì hai đường ray bắt buộc phải song song nhau. Nhưng do trên các dòng sedan hay SUV thường có thêm cột C vừa là tăng độ an toàn cho mui xe cũng như là một thiết kế mang tính thẩm mỹ cao.
Chính vì thiết kế như vậy, khi áp dụng vào hàng ghế sau, sẽ có một phần diện tích không đủ để chứa hết kính xe. Đó cũng là lý do xuất hiện thêm một cửa sổ nhỏ gần cột C, chia cửa sổ hàng ghế sau thành hai phần tách biệt.
Những chiếc xe của thập niên 50 thế kỷ 20 như chiếc Volkswagen Beetle này đã sở hữu thiết kế cửa sổ "chết" do cấu tạo kiểu coupe mui kín
Với một số dòng xe coupe mui kín, cửa sổ hàng ghế sau thường có diện tích nhỏ nên đa phần các nhà sản xuất để một cửa sổ “chết”.
Theo VTC
Màn rước dâu bằng 22 chiếc máy cày tại Nghệ An" alt=""/>Vì sao luôn có một cửa sổ 'chết' ở hàng ghế sau ô tô?